Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: suutam linh tinh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.


chuyên về 1 loài sen v
ua



cây ổi biết cười



NON NƯỚC NGŨ HÀNH SƠN - TP ĐÀ NẴNG


[Hình: 6-mother-son.jpg]

Hãy để con là cánh tay của mẹ khi cần.


[Hình: 7-Victims-of-Forced-Love.jpg]

Một bức hình cảm động từ bộ ảnh Victims of Forced Love (tạm dịch: Nạn nhân của tình yêu ép buộc) đoạt giải ảnh báo chí thế giới World Photo Press 2013. Bộ ảnh khắc họa chân dung hai mẹ con đến từ Iran là nạn nhân của vụ tạt axit mới đây do chính người chồng, người cha của họ gây ra.

[Hình: 8-be-you.jpg]

Hãy cứ trở thành người mà bạn muốn, chứ đừng trở thành người mà mọi người muốn thấy.


ngoisao.net
[Hình: 8-kid.jpg]


[Hình: 10_%e1%ba%a3nh_hot_tr%c3%aan_Facebook-2c...28e82953a4]
"Việt Nam có hai trong 10 nữ tướng vĩ đại nhất TG"




Trong top 10 nữ tướng lừng danh thế giới, Triệu Thị Trinh và Hai Bà Trưng được báo Tây tôn vinh là những chỉ huy tài ba nơi trận mạc.

(Kienthuc.net.vn) - Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.

Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:


10. Gudit

[Hình: images1073451_nutuong1_kienthuc.net.vn.jpg]

Gudit (còn gọi là Yodit hay Judith) là một nữ tướng tài ba của Ethiopia. Bà đã lãnh đạo quân lính tiêu diệt con cháu của Nữ hoàng Sheba, triều đại Axumite. Những câu chuyện về cuộc đời của Gudit chủ yếu được người ta kể lại cho nhau từ đời này sang đời khác và được ghi lại rất ít trong sử sách.

Gudit bắt đầu lãnh đạo cuộc nổi dậy vào năm 960 sau công nguyên AD. Sau khi một cuộc nổi dậy thành công, Gudit đã trị vì đất nước trong khoảng 40 năm và câu chuyện về những chiến thắng vang dội của bà vẫn được người Bắc Ethiopia truyền tụng muôn đời.

9. Triệu Thị Trinh


[Hình: images1073450_nutuong9.jpg]

Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.

Triệu Thị Trinh (hay còn gọi là bà Triệu) là nữ tướng Việt Nam đã lãnh đạo thành công trận chiến chống trả quân Ngô xâm lược đất nước. Bà Triệu từng tuyên bố với kẻ địch rằng, bà sẽ chiếm lại đất nước, đánh đuổi quân xâm lược của Trung Quốc và không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai.

Không chịu sống cảnh nô lệ khổ nhục, lớn lên bà bỏ trốn lên rừng và tập hợp một đội quân gồm hơn 1000 tráng sĩ. Bà Triệu đã chỉ huy quân lính ngăn chặn thành công ít nhất 30 cuộc tấn công của quân Ngô. Người ta kể lại, bà Triệu thường cưỡi voi và mang trên người hai thanh kiếm khi xông pha ra trân mạc.

8. Boudica

[Hình: images1073448_nutuong8.jpg]

Boudica, nữ tướng của bộ tộc Iceni trên đảo Anh.

Boudica là nữ tướng của bộ tộc Iceni trên đảo Anh. Bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại đế chế La Mã. Cuộc đấu tranh nổ ra khi La Mã phá vỡ hiệp ước liên minh và bà đã đứng ra chỉ huy quân lính. Khi chính quyền địa phương phát động một chiến dịch quân sự ở miền bắc xứ Wales, Boudica nhanh chóng tận dụng cơ hội này đánh đuổi quân đoàn Hispana IX. Londinium (ngày nay là London) cũng bị bao vây và ước tính khoảng 80.000 người thiệt mạng trong cuộc nổi loạn. Boudica mặc dù rất anh dũng đấu tranh nhưng vẫn phải cúi đầu chịu thua trước sự vượt trội về lực lượng của kẻ thù.

Danh tiếng của Boudica vang dội trong suốt thời kỳ Victoria và bà vẫn luôn là biểu tượng nữ anh hùng dân tộc của người dân Anh.

7. Hai Bà Trưng

[Hình: images1073447_nu_tuong_7.jpg]

Hai Bà Trưng, nữ tướng tài ba của dân tộc Việt Nam.

Hai Bà Trưng tức chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, là những nữ tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Hai Bà Trưng đã chỉ huy quân lính trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược từ Trung Quốc. Hai nữ chiến binh thường cưỡi hai con voi chiến lớn, dẫn đầu các đội quân chống lại kẻ thù.

6. Artemisia I


[Hình: images1073446_nutuong6.jpg]

Artemisia I, nữ tướng Ba Tư.

Artemisia I của Caria là một trong những đồng minh và chỉ huy Xerxes (Ba Tư) trong chiến dịch quân sự và bà được nhớ tới nhiều nhất bởi tài lãnh đạo trong trận Salamis. Bà tự mình đi khuyên các vua Ba Tư (Xerxes) mở các đợt tấn công từ theo đường bộ và thủy để phá vỡ đội tàu của Hy Lạp. Tuy nhiên, các vua Ba Tư đã phớt lờ ý kiến của bà và chọn tấn công các tàu Hy Lạp bằng đường thủy.

Artemisia I tham gia cuộc chiến với nhiệm vụ dẫn đầu một đội 5 tàu và chiến đấu hết sức dũng cảm. Ba Tư đã phải chịu một thất bại lớn trong cuộc chiến và lúc này Xerxes đã phải nghe theo lời khuyên của Artemisia rút quân về Tiểu Á.

5. Ahhotep I


[Hình: images1073445_nuyuong5_.jpg]

Ahhotep I là một nữ hoàng Ai Cập.

Ahhotep I là một trong những nữ hoàng Ai Cập. Bà từng cùng với chồng, Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập triều đại vào thế kỷ 18 ngay sau cái chết của cha. Sau khi đánh đuổi những kẻ chiếm đóng Hyskos ra khỏi Ai Cập, Ahhotep I đã mở đường cho Kamose Ahmose I và thống nhất Ai Cập.

Mộ của Ahhotep I ghi nhận, bà đã lãnh đạo quân đội đánh bại kẻ thù và được trao tặng Huân chương Valor vì tài lãnh đạo và lòng dũng cảm trong chiến đấu. Người dân Ai Cập cổ đại đã phong bà là nữ hoàng chiến tranh và tượng đài của bà được trưng bày tại đền thờ Amun-Ra để ghi nhớ những thành tích quân sự.

4. Tamar The Great

[Hình: images1073444_nutuong4.jpg]

Tamar, nữ tướng của Georgia.

Tamar The Great là người cai trị của chế độ quân chủ Georgia vào thế kỷ 13. Bà là một nữ tướng xuất sắc trong lịch sử nước nhà. Những ảnh hưởng chính trị và quân sự của bà đã khiến các quốc gia Hồi giáo láng giềng phải quy phục. Bà nắm quyền kiểm soát trực tiếp toàn bộ hoạt động của quân đội Gruzia. Thời đại cai trị của Tamar hiện được coi là kỷ nguyên vàng trong lịch sử Gruzia, đạt đến đỉnh cao của sức mạnh văn hóa, kinh tế và chính trị. Tamar đóng vai trò quan trong trong việc tìm ra Đế chế Trebizond và sau đó sáp nhập thành lãnh thổ rộng lớn.

3. Zenobia

[Hình: images1073443_nutuong3.jpg]

Zenobia, nữ tướng của đế chế Palmyrene.

Zenobia là nữ tướng của đế chế Palmyrene trong thế kỷ 3 sau công nguyên. Bà đã lãnh đạo thành công một cuộc nổi dậy chống lại sự xâm chiếm của La Mã xung quanh Syria. Ngoài ra, bà còn mở rộng lãnh thổ như Ai Cập ở phía nam và Ancyra (hiện đại Ankara) ở phía bắc. Bà chiếm được các tuyến đường thương mại quan trọng từ quân La Mã và đánh đuổi quân đội La Mã khỏi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, Zenobia đã phải chịu một thất bại nặng nề trong trận chiến với quân đội kỳ cựu Aurelian ở Antioch, đặt dấu chấm hết cho đế chế của bà.

2. Joan of Arc

[Hình: images1073442_nutuong2.jpg]

Nữ tướng Joan of Arc (Pháp)

Joan of Arc khẳng định, bà nằm mơ thấy Chúa nói với mình rằng, bà có thể chiếm lại những vùng đất quê hương bị nước Anh chiếm đóng. Do vậy, bà đã đến gặp Thái tử Charles VII, vị vua chưa đăng quăng của Pháp để yêu cầu được đi cứu viện thành Orleans. Sau đó, bà đã lãnh đạo quân đội của vua Charles VII đến bao vây thành Orleans trong vòng 9 ngày và giành thắng lợi. Chiến thắng vang dội của Joan phần nào giúp vua Charles VII được chính thức kế thừa ngai vàng.

Mặc dù là một nữ tướng, Joan of Arc không được nắm quyền, bà đã bị trục xuất khỏi hàng ngũ của quân đội Pháp và bị xử lý theo kỷ luật quân đội khi mắc lỗi. Joan of Arc bị người Anh bắt giữ, tòa án giáo hoàng kết tội là phù thủy và đem thiêu sống. Nhiều năm sau, bà được minh oan và được phong thánh.

1. Phụ Hảo


[Hình: images1073441_nutuong1.1.jpg]

Nữ tướng Phụ Hảo (Trung Quốc).

Phụ Hảo là một trong những phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương, cũng là một nữ tướng. Người ta phát hiện mộ của bà ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Những chữ viết được khắc trên bia mộ cho hay, bà từng lãnh đạo nhiều chiến dịch quân sự, giúp triều đại nhà Thương đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp chỉ trong một trận chiến duy nhất.

Thống lĩnh hơn 13.000 quân lính, năm 1200 trước công nguyên, Phụ Hảo là nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất của Trung Quốc.
Nghệ thuật dùng "vũ khí sống" trong chiến trận của người Việt


(Kienthuc.net.vn) - Nhiều loài động vật khác nhau đã được ông cha ta huấn luyện để biến thành những vũ khí "không thể ngờ tới" trong chiến trận.

Đạo quân khuyển khiến giặc Minh hãi hùng

Do thông minh, nhanh nhẹn và giỏi luyện chó nên ngay từ khi nhỏ tuổi, danh tướng Nguyễn Xí (1396 – 1465) đã được lãnh tụ Lê Lợi giao cho chăm sóc một đàn chó săn gồm hơn 100 con. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Lê Lợi rất quý ông, cho là người có tài cầm quân nên đã để ông làm tướng trong đội quân khởi nghĩa.

Năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức được bùng nổ. Lúc này chàng trai Nguyễn Xí mới 21 tuổi đã trở thành cánh tay chủ chốt của Lê Lợi.

Trải qua nhiều những năm tháng chinh chiến nơi rừng núi, đàn chó của Nguyễn Xí đã trở thành một đội quân đặc biệt, biết hành động theo hiệu lệnh kèn. Khi đánh trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào cắn xé làm quân giặc rất khiếp sợ


[Hình: Kienthuc-Cho.jpg]

Không chỉ giỏi giữ nhà, chó còn có thể được huấn luyện để trở thành những chiến binh quả cảm.

Những lúc bị vây hãm, lương thảo cạn kiệt, ông còn lệnh cho đàn chó đi săn bắt chim thú về làm thức ăn cho nghĩa quân.

Tiến xa hơn, Nguyễn Xí còn cho đàn chó của mình thực hiện kế “dùng người rơm mượn tên” của Khổng Minh. Ông cho buộc vào cổ các chú chó những chiếc đạc ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như tiếng đoàn kị mã. Đến đêm ông dẫn quân đến vây trại giặc rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ và xua chó chạy quanh trại. Giặc hốt hoảng tưởng quân ta đông nên không dám ra đánh mà dùng cung nỏ bắn ra như mưa. Trong một đêm, Nguyễn Xí nhiều lần quấy rối giặc như vậy, khiến chúng không thể ngủ được, trong khi nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên của địch.

Trong 10 năm kháng chiến, đàn chó của Nguyễn Xí đã có mặt trong nhiều trận đánh quan trọng như trận vây hãm thành Đông Quan, đánh thành Xương Giang, đánh tan 10 vạn quân Minh tăng viện năm 1427…

Biến trâu bò thành ngọn đuốc sống diệt giặc

Có nguồn gốc từ Trung Hoa, hỏa ngưu trận (trận bò lửa) là một trong những chiến thuật kỳ lạ nhất từng được con người sử dụng trong lịch sử quân sự. Trận đánh nổi tiếng nhất áp dụng chiến thuật này là trận đánh thành Tức Mạc giữa nước Tề và nước Yên ở Trung Hoa thời Chiến Quốc.

Chiến thuật hỏa ngưu trận đã nhanh chóng được người Việt tiếp thu vào binh pháp của mình. Sách Binh Thư Yếu Lược viết: “Dùng con trâu già bỏ đi, buộc dao sắc vào sừng, hai bên mình cặp tre sát vào chân cho không thể quay được, trên lưng đội một ống pháo sắt lớn chứa một đấu thuốc, thuốc để quanh co ở trong pháo; pháo chứa những thuốc liệt hỏa, thần sa, thần hỏa. Phàm khi quân giặc rất nhiều quân ta rất ít, dùng trâu ấy xông vào người ngựa gặp phải tức thì tan nát. Khi xông vào trận giặc thì lửa phát pháo nổ, thế như sấm động, ầm một tiếng không kịp bịt tai. Dù khó nhọc mấy ở trong mấy trùng vây của giặc cũng phá tan được”.

Đã có ít nhất một trận áp dụng hỏa ngưu trận được sử sách Việt Nam ghi nhận, đó là trận Nguyễn Hữu Cầu phá vòng vây của chúa Trịnh ở Đồ Sơn (Hải Phòng).

[Hình: Kienthuc-Trau.jpg]

Những chú trâu hiền lành sẻ trở thành vũ khí lợi hại với "hỏa ngưu trận".

Nguyễn Hữu Cầu (?–1751) là người có tài cả văn lẫn võ, đã lấy vùng Đồ Sơn làm căn cứ tập hợp nông dân khởi nghĩa chống tập đoàn Lê - Trịnh từ năm 1741 - 1751. Nghĩa quân của ông có lúc đông tới hàng vạn người, chúa Trịnh nhiều lần cử quân đến đánh dẹp nhưng đều bị quân Nguyễn Hữu Cầu đánh cho tan tác.

Tuy vậy, cũng có những thời khắc quân Nguyễn Hữu Cầu rơi vào thế hiểm nghèo. Trong một trận đánh không cân sức, nghĩa quân đã bị bao vây bốn phía, gần như không thể thoát. Quân Trịnh tin chắc sẽ bắt được Nguyễn Hữu Cầu nên đã bắc loa dụ hàng.

Tình thế đã buộc Nguyễn Hữu Cầu dùng kế hỏa ngưu trận. Ông huy động toàn bộ số trâu trong vùng, cho buộc những mũi lao nhọn vào sừng và hai bên sườn từng con trâu, sau đó buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt đồng loạt.

Đàn trâu điên cuồng vì bỏng lao thẳng vào đội hình quân Trịnh, khiến đội quân này hoảng loạn. Nguyễn Hữu Cầu nhanh chóng tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh đại bại...

Đội “thần binh” rắn độc của Thiên hộ Dương

Võ Duy Dương (1827-1866), còn gọi là Thiên hộ Dương (do giữ chức Thiên hộ), là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp (1862-1866) ở Đồng Tháp Mười. Cuộc khởi nghĩa của ông gắn liền với một giai loại ly kỳ về loài rắn.

Theo lời kể, lúc Thiên hộ Dương đặt bộ chỉ huy ở đồn Ổ Bịp trong Gò Tháp, ông đã phát hiện ra một hang rắn, miệng lớn bằng cái lu ở Động Cát. Ông liền ra lệnh cho Hộ vệ Tân, một ông thầy bắt rắn nổi tiếng đến xem xét.

Hộ vệ Tân trình lên Thiên hộ Dương rằng dưới hang có một con rắn chúa, trước kia lớn lắm, nay đã nhỏ lại còn bằng cây đũa ăn, dài trên một mét, ban đêm chỉ ló ra hứng sương, chứ không bao giờ bò ra khỏi hang. Rắn không cắn ai, nhưng ai làm hại nó, thì nó mới cắn, và khi đã bị cắn thì không thuốc nào trị được.

Thiên hộ Dương ra lệnh không được động phạm tới hang rắn, ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị. Sau đó ít lâu, vào một buổi chiều, đồn Doi bị giặc Pháp tấn công, quân ta chống trả quyết liệt, nhưng cuối cùng phải rút lui về Động Cát, rồi về đồn Ổ Bịp vì thế giặc quá mạnh.

[Hình: Kienthuc-Ho-mang-chua.jpg]

Hổ mây hay hổ mang chúa là loài rắn gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ ở Nam Bộ.

Quân Pháp đuổi đến Động Cát thì trời tối đành hạ trại nghỉ ngơi ở đây, nhưng đến đêm thì chết hơn chục mạng không rõ lý do. Trong dân chúng có tin đồn Thiên hộ Dương dùng đạo quân rắn thần giết giặc, khiến quân Pháp hoang mang tột độ, đành rút khỏi các vị trí đã chiếm đóng.

Nhưng vài tháng sau chúng lại tấn công và dừng lại nghỉ đêm ở Động Cát như lần trước. Nửa đêm hôm ấy, có nhiều tên giặc đang ngủ bỗng la hét rồi ngã ra chết. Bọn còn lại không dám ngủ, thức canh suốt đêm. Tới sáng chúng tìm thấy hang rắn, liền cho đem dầu lửa đổ xuống đốt hang.

Trong khói lửa mịt mù, bỗng có tiếng ào ào nổi lên như giông gió. Từ bìa rừng một con rắn hổ mây khổng lồ lao về phía bọn giặc như một cơn bão. Quân Pháp hoảng hồn, từ lính đến chỉ huy vứt súng ống bỏ chạy tán loạn, lao vào lau sậy lẩn trốn.

Đúng vào lúc đó, quân của Thiên hộ Dương tấn công đồng loạt. Quân giặc không ý chí chiến đấu, bị giết và bắt sống gần hết. Những tên còn chạy thoát về đồn Doi đều bị dân chúng bắt nộp cho nghĩa quân.

Đội quân ong “vô địch” thời kỳ chống Pháp, Mỹ

Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, Mỹ xâm lược, quân dân ta có rất nhiều cách đánh giặc sáng tạo, khiến kẻ thù không ngờ nổi. Trong đó không thể không kể đến chiến thuật đánh giặc bằng ong.

Ở Bến Tre, anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Tư đã dùng 20 tổ ong vò vẽ đánh giặc hàng chục trận, diệt hàng chục tên trong nhiều năm.

Năm 1947, chiến sĩ du kích Thạch Minh ở Trà Vinh đã dùng ong vò vẽ đánh hai đại đội tiếp viện Pháp nhừ tử, góp phần giúp Tiểu đoàn 307 đánh thắng trận La Bang lịch sử.

[Hình: Kienthuc-ong-vo-ve.jpg]

Ong là một thứ vũ khí rất khó đối phó.

Năm 1950, tại Cái Tàu (Cà Mau), một bác nông dân 60 tuổi đang giăng câu, bất ngờ phát hiện địch dùng rất nhiều xuồng, chở lính càn vào rừng U Minh Thượng. Bác liền chạy về nhà gánh 4 tổ ong vò vẽ nuôi sẵn trong rẫy nhanh chóng phục kích, đuổi một tiểu đoàn giặc Pháp, bảo vệ được binh công xưởng Nam Bộ.

Sang thời chống Mỹ, anh hùng liệt sĩ Tạ Văn Lước và anh hùng liệt sĩ Hồ Văn Mười ở Mỹ Tho đã kỳ công bắt hàng trăm tổ ong vò vẽ về thả nuôi trong vườn nhà để hỗ trợ đánh địch hàng trăm trận toàn thắng liên tục trong thời gian dài.

Không chỉ ở miền đồng bằng, chiến lược dùng ong đánh địch còn được áp dụng ở cao nguyên. Đó là câu chuyện của tiểu đội du kích 9 người do anh hùng Hồ Kan phụ trách ở Kon Tum, “chỉ huy” đội quân gồm 90 tổ ong lỗ cực độc chống lại các trận càn của Mỹ ngụy các năm 1965-1966.

Các trận chiến này vô cùng ác liệt nhưng không có tiếng súng, chỉ có tiếng chân chạy loạn xạ trong rừng rậm, tiếng quân địch nhào xuống suối, khóc than, tiếng kêu la ú ớ thảm thiết… Nhờ sự hỗ trợ của đội quân ong, trong gần hai năm ấy, đội du kích của Hồ Kan bẻ gãy hàng chục cuộc càn, diệt hàng trăm tên địch.


NHỮNG KHỐI ĐÁ HUYỀN BÍ



Phiến đá được phong thần


Đầu tiên là chuyện tảng đá khắc hình một nữ thần không mặc áo, để ngực trần, đã chìm xuống sông Trà, nằm im qua nhiều mùa trăng, rồi bất chợt “nổi lên” vào một buổi giông hè.
[Hình: t277554.jpg]

Bức tượng Phật thiên thủ (nghìn tay) có liên quan đến mỹ thuật và hình tượng của Kỳ Thạch phu nhân mà một số nhà nghiên cứu cho là có thể gợi mở thêm về mối liên hệ giữa văn hóa Bà La Môn giáo với Phật giáo trên đất Việt ngày trước.

Nữ thần báo mộng

Chuyện xảy ra ở xã Thanh Phước, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên ngày trước, mà người viết bài này tình cờ được một cụ già kể cho nghe trong một chuyến về thăm Huế.

Rằng ở vùng ngã ba sông Hương và sông Bồ có một ông lão đánh cá nghèo, ngày ngày xuôi dòng nước của con sông chảy qua làng để quăng lưới. Một hôm từ mờ sớm đến mặt trời lên cao vẫn chưa bắt được con cá nào đủ to để ra chợ đổi gạo, ông buồn bã nằm trên vạt cỏ ven bờ, gối đầu lên một tảng đá lớn thiu thiu ngủ. Chợt ông nằm mơ thấy có một người thân hình to lớn, mặt mày đỏ gay giận dữ, tay cầm chiếc gậy dài thúc thúc vào người ông, quát: “Này ông lão kia, sao ông lại dám gối đầu lên người của ta mà ngáy?”. Ông lão sợ quá quỳ mọp xuống, vị thần đá liền trấn an và nêu một câu hỏi nếu ông trả lời được thì vị thần đó hứa sẽ cải biến số phận để ông được sung túc và mạnh khỏe, sống lâu. Câu hỏi đó là: “Thứ gì luôn im lặng và thiêng liêng như đá? Thứ gì luôn luôn ở với người, giúp ích cho người, mà không hề đòi hỏi đền đáp, hoặc lên tiếng kể lể lời nào?”.

Ông lão đánh cá ngẩn ngơ, chưa trả lời được, vì ông nghĩ trên đời đâu có thứ gì tốt bụng đến thế. Vị thần đá liền giải đáp: “Đó là hơi thở, nó có mặt để truyền sự sống cho các ngươi từ lúc mới ra đời cho đến khi nhắm mắt mà chẳng đòi ơn nghĩa gì, nó cũng im lặng như các loài đá mà các ngươi vẫn dùng để lót đường, xây nhà vậy”. Trước khi biến mất, thần đá quay lại nói thêm: “Thấy ngươi hiền lành, ta sẽ cho ngươi một món quà, ngươi hãy mau thức dậy và quăng lưới xuống sông, ngươi sẽ nhận được món quà ấy”. (Chúng ta sẽ trở lại với vị thần đá nói trên trong một câu chuyện khác của loạt bài này).

Khi giật mình thức giấc, ông lão vội vã quăng lưới xuống nước như lời vị thần ấy dặn. Không lâu sau, ông cảm thấy có vật gì nằng nặng cứ trì lấy chiếc lưới. Ông lặn xuống xem chẳng thấy gì quý báu mà chỉ là một phiến đá to đang làm vướng lưới. Ông gỡ lưới ra khỏi phiến đá rồi lên bờ về nhà lòng không vui. Đêm ấy đang chập chờn, ông lại mộng thấy một phụ nữ xuất hiện với ánh sáng chói quanh người, bảo ông: “Ta là nữ thần dưới sông kia, hồi trưa ngươi đã gặp ta tại sao không đem ta lên bờ? Nếu ngươi đem ta lên ta sẽ phù hộ cho ngươi thoát khỏi cảnh túng thiếu”. Sáng ra, ông lão rủ thêm vài người trong làng lại quãng sông lặn xuống và đem lên hai phiến đá to bên trên có khắc hình một nữ thần với nhiều tay đang vươn cao, chân đang ngồi xếp bằng, chung quanh có hình voi, hình người trông rất lạ mắt. Lúc ấy trời bỗng chuyển giông, mây kéo đen nghịt rồi mưa trút xối xả, hai viên đá sáng lên từng chặp theo những tia chớp trên cao lia xuống. Thấy vậy, người ta hoảng sợ đem các viên đá này vào gần làng, lấy gạch xây một cái bàn thờ để đặt đá lên trên.

Kỳ Thạch phu nhân chi thần

Từ đó hễ ai đem lễ vật dâng cúng cầu gì thường được toại nguyện. Nhất là cứ đến tối 30 hoặc ngày rằm âm lịch mỗi tháng, người trong làng thường thấy bóng một nữ thần từ trong tảng đá bay ra, ban đêm ít ai dám lai vãng đến chỗ thờ.

Nghĩ đây chỉ là chuyện truyền khẩu, nhưng về sau chúng tôi được một nhà nghiên cứu cho biết chuyện trên được chép lại hẳn hoi trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn với một số chi tiết có khác với lời kể của dân gian, song cốt lõi của chuyện vẫn giống nhau, với đoạn cuối khá huyền bí: “...Hai viên đá vuông to bằng tấm chiếu, sắc xanh trắng, mặt đá có nét chạm thân người mặt thú, 20 tay và 4 chân, người chài sợ cho là thần đem để ở chỗ sạch sẽ rồi dựng đền tranh để thờ. Từ đấy tỏ ra linh ứng. Hồi đầu bản triều (Nguyễn) phong làm “Kỳ Thạch phu nhân chi thần”. Gặp năm đại hạn, sai quan đến cầu đảo hàng mấy tuần không được mưa, bèn sai dời hai viên đá đến bờ sông, đêm hôm ấy liền nổi gió to mưa lớn, sáng hôm sau ra xem, thấy mất một viên, còn lại một viên, bèn rước về tế tạ. Viên đá ấy nay vẫn còn...”.

Vậy sự tích Kỳ Thạch phu nhân ra sao? Do đâu trên phiến đá to và dài một mét được triều đình phong thần kia lại khắc nhiều hình mà người ta cho là quái dị để mô tả cảnh thiên đường lẫn địa ngục?
Chuyện đời cây keo cô độc nhất hành tinh


Cây keo Ténéré từng được xem là cây cô đơn nhất trên trái đất. Trong vòng bán kính 400 km, nó là cái cây duy nhất nằm trên sa mạc Sahara cằn cỗi.


[Hình: caykeo2-20130620-022009-909.jpg]

Hình ảnh cây leo năm 1961.

Nằm ngay giữa sa mạc Sahara, cây keo Ténéré (L'Arbre du Ténéré) từng là một phần của khu rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tươi, nhưng theo thời gian cùng với những biến cố tự nhiên, tất cả các cây khác đều biến mất, để lại nó một mình trên vùng hoang mạc cằn cỗi trong suốt hàng trăm năm qua.

http://vn.news.yahoo.com/anh/c%C3%A2y-ke...84363.html
ảnh cây keo qua các thời kỳ

Cây keo ở Téréné nổi tiếng đến mức nó và một cây khác có tên Arbre Perdu (cây lạc lối), là hai cây duy nhất có mặt trên tấm bản đồ tỷ lệ 1:4.000.000.

Cây keo Téréné đã đánh bại vô số thách thức của thiên nhiên, sống sót qua hàng trăm năm trên vùng đất sa mạc hóa. Tuy nhiên, vào một ngày năm 1973, một người lái xe tải trong tình trạng say rượu đã đâm gãy nó.

Sau khi cây keo cô độc bị đâm đổ và chết, nó được chuyển tới Bảo tàng quốc gia Nigeria ở thủ đô Niamey. Kể từ đó, nó được thay thế bằng một cột kim loại, tượng trưng cho cái cây.

Vùng Téréné ban đầu hoàn toàn không phải là một vùng sa mạc. Trong thời kỳ địa chất Carbon tiền sử, nó từng là một đáy biển và sau đó là một khu rừng nhiệt đới, nơi khủng long thường xuyên tung hoành, và là vùng đất săn mồi của một loài bò sát giống cá sấu tên SuperCroc.

Vào thời kỳ đồ đá cũ khoảng 60.000 năm trước, Téréné là vùng đất không người ở; con người chỉ săn bắn động vật hoang dã và để lại bằng chứng về sự hiện diện của mình thông qua những công cụ bằng đá. Đến thời kỳ đồ đá mới, cách đây 10.000 năm, những người thợ săn cổ đại đã chạm trổ và vẽ lên đá; đến bây giờ các bức vẽ này vẫn được tìm thấy xung quanh vùng.

Khí hậu thay đổi, biến khu vực trên thành một vùng sa mạc. Téréné dần trở nên khan hiếm cây cỏ, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt cao nhất là 2,5 cm, và nước trở nên khan hiếm, thậm chí là cả nước ngầm. Khoảng đầu thế kỷ 20, một bụi cây keo, hoa màu vàng và có gai, là giống cây duy nhất còn sót lại của vùng đất đầy thăng trầm này. Tuy nhiên, theo thời gian, bụi cây keo này cũng lụy tàn, còn lại duy nhất một cây sống sót trong vòng bán kính 400 km.

Khi chỉ huy phái đoàn quân sự đồng minh, Michel Lesourd, nhìn thấy cây keo này, ông đã viết: "Phải tận mắt chứng kiến mới tin rằng, cây này thực sự tồn tại. Bí mật của nó là gì đây? Làm thế nào, mà nó vẫn sống sót như vậy khi vô số lạc đà giẫm đạp lên thân nó?".

"Tại sao không có một con lạc đà lạc lối nào ăn lá hay gai của nó? Và lý do duy nhất để giải thích cho việc rất nhiều đoàn xe chở muối qua sa mạc Sahara (Azalai) không hề dùng một cành cây nào để nhóm lửa pha trà, đó là vì họ xem cây keo này như là một điều cấm kỵ".

Mỗi năm, Azalai đều tập trung quanh cây keo này trước khi băng qua vùng Téréné. Nó đã trở thành ngọn hải đăng – cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho những đoàn Azalai để rời Agadez (thành phố lớn ở miền Bắc Nigeria) đến Bilma (một thị trấn ốc đảo ở đông bắc Nigeria), hoặc quay trở về.

yahoo.com
Chết cười với loài cá có đôi môi quyến rũ như thiếu nữ!? 030

Đại dương có vô số loài cá kỳ lạ mà chúng ta chưa thể biết hết được. Trong số những loài cá kỳ lạ đó, không thể không nhắc tới cá dơi môi đỏ.

[Hình: 2013_06_20_2_3.jpg.0.570.cache.jpg]

Mà thực ra cũng chẳng biết chúng có phải là cá không nữa, bởi mặc dù chúng sống dưới đáy biển, nhưng lại "dở hơi không biết bơi".

Cá dơi có tên khoa học là batfish. Chúng gồm một số loài. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là loài Ogcocephalus darwini, tức cá dơi môi đỏ.

[Hình: 2013_06_20_006962.jpg.0.570.cache.jpg]

Chúng nổi bật và đáng chú ý với cặp môi đỏ lừ, chẳng khác nào cặp môi của thiếu nữ được tô son hấp dẫn.

Cá dơi môi đỏ có thân dẹt tựa cá bơn, nhưng có cái đầu phồng lên như con cá ếch, với bộ phận giống cái mũi nhô ra giữa 2 mắt.

[Hình: 2013_06_20_0023671OPCOPXXXSMimg.jpg.0.570.cache.jpg]

Chúng cũng giống những chiếc máy bay không người lái trong các bộ phim viễn tưởng của Mỹ.

Chúng không bơi thông thường như cá, mà lại đi bộ trên những cái vây biến đổi.

Vây bụng đã phát triển mạnh, trở thành những cái chân vững chãi. Vây ngực dài ra như cánh tay để giữ thăng bằng.

[Hình: 2013_06_20_batfishcropped.jpg.0.570.cache.jpg]

Những cái vây giúp chúng đào hang dưới đáy biển, sau đó phủ cát lên thân để ngụy trang.

Cá dơi môi đỏ được phát hiện ở các vùng biển nhiệt đới nhiều cát và sỏi.

[Hình: 2013_06_20_camoido8.jpg.0.570.cache.jpg]

Các nhà khoa học phát hiện nhiều nhất loài cá này ở quần đảo Galapagos, nơi có loài rùa khổng lồ, cùng nhiều loài cá kỳ dị.

Chúng thuộc bộ cá săn mồi, hay cá thợ săn. Ngoài việc ẩn mình tấn công bất ngờ con mồi, chúng còn dùng mồi nhử để thu hút con mồi.

[Hình: 2013_06_20_hrenovinanet-ryba-netopyrj.jp....cache.jpg]

Và đôi môi đỏ chính là sự cuốn hút chết người với các con mồi.

Những chú cá nhỏ, tôm, giáp xác thấy cái môi đỏ lại ngỡ mồi ngon liền tiến đến đánh chén. Nhưng chúng đâu biết rằng, cái miệng đỏ chót đáng yêu ấy sẽ nhanh như chớp nuốt gọn.

[Hình: 2013_06_20_red-lipped-batfish.jpg.0.570.cache.jpg]

Một số diễn đàn về cá ở nước ngoài đã tranh luận gay gắt về cá dơi môi đỏ. Số người đưa loài cá này vào danh sách cá xấu xí tương đương với số người đưa chúng vào danh sách loài cá đẹp, quyến rũ.

Sở dĩ nó được đưa vào danh sách xấu xí, bởi nó có bộ dạng kỳ quái, cá chẳng ra cá, thú chẳng ra thú. Nhưng đôi môi đỏ quyết rũ như thiếu nữ lại khiến nhiều người mê cá bị hút hồn.