Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Lớn lên để biết yêu thương
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
topic nầy chỉ là những bài suutam mà kang thấy hay



Khi thời gian trôi qua, mỗi người lớn lên và tuổi thơ trở thành quá khứ. Ai cũng nghĩ rằng quá khứ là thứ đã qua và mãi mãi không bao giờ trở lại, nhưng nếu cảm nhận bằng tâm hồn lắng sâu, ta sẽ thấy con đường ta đang đi, phảng phất mùi vị tuổi thơ dù cho nay nó đã đổi khác.

TRẺ CON thích tắm mưa, cùng lũ bạn hàng xóm reo vui dưới những cơn mưa, đùa nghịch và vui cười vô tư lự, nhảy lên những chiếc xe đạp hò hét, phóng đi trong mưa cho nước mưa tạt vào mặt thích thú... LỚN LÊN ta cũng tắm mưa, nhưng mưa bây giờ không còn đọng lại tiếng cười vui mà bao giờ cũng là những nỗi niềm bâng khuâng.

Ta lớn lên, ta yêu mưa theo cách của người đã trưởng thành, ta cũng phóng xe, mưa cũng tạt vào nhưng là để cho tỉnh ta những mộng mị giữa đời thường trắc trở, ta cũng tắm mưa, nhưng không phải để reo hò, mà để lặng đi che giấu những giọt nước mắt. Nước mưa đối với trẻ con có vị ngọt của tiếng cười, có mùi thơm của tình bạn bè không toan tính và có màu hồng tươi vui của tuổi trẻ. Còn mưa với những người đang lớn lại có vị mặn của nước mắt, có mùi đắng chát của sự đời bất công và có màu của sự hoài nghi..

TRẺ CON thích chơi bắn thun, ta thích thú nhìn những sợi thun co giãn được búng qua búng lại dưới bàn tay của những đứa trẻ rất "nghề". LỚN LÊN sợi thun được ta mang vào cuộc sống, vào tình yêu, vào công việc và vào những mối quan hệ xung quanh ta. Khi ta yêu, cả hai cùng kéo dãn một sợi thun, kéo tiếp thì sợ đứt mà buông ra thì sợ làm cho nhau đau chính vì vậy mà trong một mối quan hệ,ta cứ kéo, cứ giữ mà lòng thì cứ hoang mang lo sợ.


TRẺ CON thích chơi trò chơi gia đình, có đứa làm ba, kẻ làm mẹ cùng vài đứa con nheo nhóc, ta hái lá làm thức ăn, chăm chăm chút chút cho cái "gia đình" nhỏ đó và vui vẻ diễn-như-một-thành-viên-thực-sự. Lớn lên, vẫn ước gì việc lập một gia đình cũng đơn giản và bình dị như vậy nhỉ? Tìm kiếm một tình yêu đã khó mà tìm được người để kết hôn lại càng gian nan hơn. Con trai thì muốn gái đảm đang, gái biết chăm chút cho gia đình. Con gái thì cần trai giỏi giang, không rượu chè, thương vợ con... Tất cả những điều kiện dù cho là hợp lý thì con người cũng đã nhận ra, cuộc sống là những sự lựa chọn, còn đâu nữa những vô tư không lo nghĩ nữa nhỉ.

Rất nhiều những trò chơi cùng ta lớn lên theo năm tháng, đi theo ta suốt chiều dài nỗi nhớ và chất thêm vào kho kí ức ta không ít những những nụ cười trong veo. Dẫu biết rằng sự đời trần trụi, cuộc đời hài lắm, nhưng hãy để những kí ức tuổi thơ mãi theo ta suốt chiếc thuyền cuộc sống. Len lỏi trong dòng đời vừa lắm người vừa lắm chuyện này... ta chỉ ước 1 lần được chạm lại kỉ ức, được tắm mưa không lo nghĩ, được kết bạn không toan tính và được yêu không nghĩ ngợi.

Nhưng lỡ lớn rồi, cũng đành ném nước mắt sau mưa, ném nụ cười sau đau đớn, ném những trò vui sau bộn bề cuộc sống mà mạnh mẽ đứng lên đối diện với cuộc sống theo cách của người lớn.

Megafun.vn
Túi gạo của mẹ
(MegaFun)


- Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố.

Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

- Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

- Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

- Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. - Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

- Nhận vào. - Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

- Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

- Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước. - Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

- Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

- Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

- Thật buồn cười cái nhà chị này! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! - Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

- Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận!

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.

Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

- Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất!

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng, ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ:

- Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

- Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về. Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường. Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường.

Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng. Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.
Bông hồng trên ve áo

(MegaFun)

- Vittorio đang làm một việc nhiều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình: chờ đợi trong đêm Noel, chờ đợi trong ngập tràn hạnh phúc. Một năm rồi anh chưa biết mặt người con gái mà anh yêu thương. Dẫu có lần anh đề nghị với July gửi tặng anh một tấm ảnh, nàng chỉ bảo rằng: "Nếu anh thật lòng, thì diện mạo em đâu có ý nghĩa gì?”

Vittorio chưa bao giờ đi chơi vào đêm Noel. Anh thường ngồi một mình bên máy vi tính, thả phanh cho nỗi cô đơn phiêu lưu với không gian www kỳ diệu. Và rồi một Noel huyền thoại đã gõ cửa trái tim chàng trai thuộc các thí nghiệm hơn cả đường phố xung quanh nhà mình. Vittorio đã gặp July?

Lúc tiếng thánh ca vi vút trên các ngọn cây chuông nhà thờ đổ dồn khắp các con phố trầm lặng, Vittorio đang rào rào gõ phím, còn July đang tự giới thiệu về mình?

Nhà của July ở một con phố buồn, con phố có những mảng màu rất xám. Những hàng cây mùa đông mặc cảm với những tán lá héo hon suốt ngày quanh quẩn với bài cầu kinh buồn ngủ. Ngày xưa, ở đó cũng có một mùa thu, mùa thu mong manh như tình yêu, mùa thu không bao giờ trở lại.


Và July post lên một thông điệp cho Vittorio rằng: em sẽ quét lại màu cho con phố xám ấy... Cả Vittorio và July đều biết: họ đã tìm được một nửa của mình? Cả hai đều quyết định đêm Noel này những con tuần lộc kéo hạnh phúc ngọt ngào về trồng nơi trần thế, họ sẽ gặp nhau. Vittorio sẽ đón July ở ga thành phố.

Những người khách vội vàng trở về với gia đình trong ngày Chúa giáng sinh. Trong đầu Vittorio chỉ có duy nhất một câu nhận được từ Yahoo messenger của July: "Anh sẽ nhận ra em với bông hồng đỏ thắm cài nơi ve áo". Tim Vittorio bắt đầu đập mạnh hơn?

Một cô gái có mái tóc vàng như màu nắng mật ong đi về phía anh. Đôi mắt cô thông minh và cương quyết. Làn môi của cô dịu dàng quyến rũ và là một thành công hiếm có của tạo hoá. Cô choàng tay sang phía anh, nở một nụ cười: đi chơi Giáng sinh cùng em chứ anh chàng bảnh trai?

Nhưng ngay sau lưng cô gái, anh đã kịp nhận ra người mang bông hồng đỏ thắm trên ve áo. Bông hồng đỏ nở kiêu hãnh trên nền áo vest màu xám tro. Ở phía trên màu xám tro là gương mặt người đàn bà ngoài 40 tuổi với làn da tai tái và mí mắt nhiều quầng thâm... Người phụ nữ có thân hình nặng nề, chậm chạp trôi về phía anh.

Một cảm giác nặng nề đè lấy trái tim Vittorio. Anh như thể bị chia làm đôi, một nửa muốn đi theo cô gái xinh đẹp vừa lướt qua anh, nửa như muốn dừng lại với hình ảnh người mang bông hồng đỏ thắm, người níu giữ trái tim anh suốt 1 năm qua. Nhưng rút cục thì Vittorio cũng không còn lưỡng lự nữa. Anh nắm chặt cuốn sách có bìa màu xanh ngọc, vật giao ước để bông hồng đỏ thắm nhận ra anh.

Có lẽ đó không phải là tình yêu, mà là tình cảm cao đẹp và đáng trân trọng, anh sẽ phải cảm ơn July thật nhiều. Anh đứng thẳng lưng, tay giữ chặt cuốn sách, lòng đầy giông bão và giọng nói không che đậy được thất vọng: Tôi là Vittorio, cô là July đúng không. Thật vui vì ngày hạnh ngộ. Chúng ta sẽ đến đón Noel ở Nhà thờ lớn bây giờ chứ?

Người phụ nữ đưa cho anh bông hồng và nở nụ cười bao dung: "Con trai ạ, ta chẳng hiểu chuyện gì. Lúc ở trên tàu, cô gái xinh đẹp vừa rồi cứ nài nỉ ta cài bông hồng này trên ve áo. Cô ấy bảo nếu anh mời ta đi đón Giáng sinh thì cứ đến Nhà thờ lớn. Cô ấy đã đến trước rồi".
Những câu truyện của kang đăng ở đây rất hay, TBP thấy thật xúc động vì "Túi gạo của mẹ", kang nên đền nước mắt cho TBP đi
Muội dễ khóc thế sao sad?
(11-11-2012, 12:02 AM)Quang Tạ Đã viết: [ -> ]Muội dễ khóc thế sao sad?

M ko dễ khóc, nhưng ko hiểu sao đọc truyện này lại khóc
Sao giống kang...
Chỉ là truyện .
Đâu phải thật nhưng kan cũng khóc nữa
Đi trong sắc bằng lăng


(MegaFun)



Đi trong sắc tím của hoa ta gặp lại biết bao niềm thương nhớ. Gặp nét chữ tim tím thuở cắp sách đến trường còn thơm mùi mực trên trang vở học trò, nơi bàn tay cô dạy cho từng nét chữ, những nét chữ nét người bước chập chững vào đời.
Gặp lại một thời xôn xao trong giấc ngủ, bởi một tà áo tím vô tình còn vương lại trong chiều.


Gặp lại một thời chờ đợi , ngập ngừng trao nhau cánh hoa vừa hái. Cánh hoa mỏng manh tim tím nói thay lời, giữ lại niềm tin, mỗi khi bước chân xa. Cánh hoa thành sức mạnh nâng ta đi trong dài rộng đường đời, như bàn tay ấp ủ thương yêu chia sẻ cùng ta khi gian nan vất vả.
Cánh hoa nhỏ bé, mong manh cho ta được làm người trước những phồn hoa và cạm bẫy. Hoa đấy, sắc bằng lăng cứ tím.


Tím suốt một đời, tím suốt một thời, màu của ngôn ngữ bao lứa đôi muốn gửi trao, màu của tình yêu, màu của lòng chung thủy.
Đi trong sắc tím bằng lăng, đi trong niềm tin yêu người gửi trao để cho ta nhận ra chân giá trị cuộc đời. Ta đi giữa xôn xao sắc nắng, đi giữa nhân gian mà vẫn nhận ra mình. Lòng trung trinh lời của hoa muốn gửi.


Vào những ngày bằng lăng nở rộ, đứng từ xa nhìn lại, cả cây bằng lăng như một mâm xôi đậu đen có màu tim tím.
Rồi, cứ từng bước, từng bước chân lại gần, hãy bước chân thật chậm, thật chậm, ta sẽ nhận ra từng chùm, rồi từng bông bằng lăng nở rõ dần, hé dần, bắt đầu là những cánh hoa rồi mới đến cả chùm hoa.
Gần hơn chút nữa, ta sẽ nhận ra trong cả chùm hoa màu tim tím ấy là những bông hoa đan vào nhau, dựa vào nhau, tựa vào nhau mà không lẫn, mà không chung, vẫn rành rẽ sắc màu của từng cánh, từng bông trong cả một chùm ken đặc một màu tim tím.


Không như những sắc màu của các loại hoa khác. Hoa bằng lăng khi nở thường nở rộ, gần như đồng thời cùng một lúc, cùng một ngày, thậm chí ta có cảm giác cùng một giây, cả chùm hoa bằng lăng gọi nhau khoe sắc tím.
Nếu có ai đó, để thời gian sống cùng hoa, chia sẻ cùng hoa, chúng ta sẽ nhận ra, trong cả chùm hoa có chung một màu tim tím ấy cũng có bông nở sớm, có bông nở muộn.

Chính sự đùm bọc, chính sự nương tựa vào nhau của cả chùm hoa mà dù nở trước hay nở sau, những bông bằng lăng vẫn có chung tiếng nói của sắc màu.

Tất cả sắc hoa đều nói chung một ngôn ngữ của hoa với người. Bông nở sớm khoe với người sắc màu của hoa và cho cả những bông nở sau.

Bông nở sau lại khoe sắc màu, mách với người về sắc màu của những bông đã nở, đã lụi tàn.

Hoa nói cho nhau, nói hộ nhau về tương lai và về cả quá khứ. Mỗi bông không chỉ tự khoe sắc cho riêng mình mà còn cho cả loài hoa của mình.

Trong cả sắc hoa mang màu của nỗi nhớ, niềm thương và lòng tin yêu trao gửi, có những chùm hoa bằng lăng, cả chùm, từng bông khi nở luôn hướng lên trời cao.

Những cánh hoa như nói cùng người về miền trông đợi, về nơi hò hẹn, về những kỷ niệm thương yêu.



Chúng như niềm kiêu hãnh, muốn dâng hiến, muốn thể hiện, sẵn sàng chấp nhận và đương đầu với bão gió mưa sa, dám khẳng định bản thân dù có phải vất vả, lam lũ hay bần hàn.

Những cánh hoa trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm. Cánh hoa trong các chùm hoa này thường có màu tím sáng. Cũng có chùm hoa, không theo chúng bạn, chúng trổ hoa nằm ngang với mặt đất.

Những chùm hoa này không muốn bản thân mình như những nhóm đông, quyết không làm đám đông của loài, chúng muốn tự khẳng định mình, tự khẳng định bản ngã.

Cánh hoa trong các chùm hoa này thường có sắc hoa không đều, cánh đậm, cánh nhạt. Những cánh hoa ấy đại diện cho tính độc lập, cho sự tự khẳng định vào chính mình mà không chịu sự ảnh hưởng của loài.

Cũng có chùm hoa, ngay từ khi thoát ra từ đầu búp chúng đã nhằm hướng xuống đất mà nở. Đó là những chùm hoa luôn mang màu nhợt nhạt.
Chúng sợ nắng, sợ gió, sợ những vất vả phải nếm trải. Chúng không dám đương đầu với gió mưa như đồng loại.
Chúng lấy an phận làm trọng, lấy yên ổn làm trọng. Mọi trái ngang chúng lầm lũi im lặng. Chúng chấp nhận sự mờ nhạt ngay cả trong đám đông, ngay cả với bản thân mình.



Trong cả một sắc hoa tim tím đa sắc về tính cách ấy, ta cũng bắt gặp một vài chùm ẩn mình sau những cành lá biếc.
Những cánh hoa cứ nép sát vào lá, vào cây mà trổ hoa. Chúng nhận một đời hoa khuất lấp sau sắc lá, màu cây.
Những sắc hoa trong những chùm hoa này không còn màu tim tím của nhớ thương và chờ đợi.

Màu tim tím ấy ẩn sâu vào cuống hoa để phía đường viền của cánh mang màu trăng trắng cùng những điểm đen đen, có những nốt châm chấm của vết rạn.
Ta cũng sẽ lại bắt gặp ở đây, có những chùm hoa không bao giờ nở được. Những màu tím của chờ đợi đã hóa thân vào sắc màu của lá, của cây.
Cả một đời phải nhờ sắc hoa của đồng loại mà khoe cùng nhân thế.

Đi giữa mùa hoa, đi giữa sắc màu tim tím của hoa, ta nhận ra, sắc hoa hay sắc người, sự bừng nở của hoa hay kiếp con người, phận người mà hoa muốn nói.
Hoa đấy, người đây có bao điều vời vợi mà trong từng giây, từng phút, từng ngày cứ thấp thoáng trong bước chân qua ta đã lãng quên, không biết. Trong sắc hoa tim tím đã nói cho người về vạn kiếp nhân sinh.

Đi trong sắc tím bằng lăng ta nhận ra cuộc đời trong những cánh hoa. Cánh hoa của nhân gian, cánh hoa của trần thế cùng bung nở trong cõi con người.
Nụ cười


[Hình: images823297_nucuoi2.jpg]

(MegaFun)



- Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười – vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.

Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang. Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.

Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm “Nụ cười”… Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: “Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc.




Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?”… Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người.

Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?”. Tôi đáp: “Có” và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình.

Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười”.

Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.

Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: “Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau…”
Ba chúc con đủ


Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai.

Mint(Dịch từ Bobperks)




Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải mất nhiều thời gian của cuộc đời ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích, vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người nhưng đó cũng là lý do tôi ghét khi phải nhìn mọi người "chào" và "tạm biệt". Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.

Cho nên mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người nói lời "tạm biệt". Để thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu. Nhìn mọi người cố gắng níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn có rất nhiều thứ quý giá.


Gia đình, những người yêu nhau cuối cùng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để đón nhận tình cảm của nhau, cho đến khi chỉ còn những ánh mắt tiếc nuối… đó là những hình ảnh còn mãi trong tâm trí tôi. Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt".

Có một lần, tôi nghe loáng thoáng nghe tiếng hai cha con đang bên nhau những giây phút cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: "Ba yêu con. Ba chúc con đủ". Rồi cô con gái đáp: "Ba ạ, con cũng yêu ba lắm. Và con cũng chúc ba đủ". Rồi cô con gái đi. Tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn khóc và cần khóc. Tôi lại gần nhưng không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông nên tôi không nói gì. Bỗng ông quay sang chào tôi, rồi nói:

- Đã bao giờ anh nói tạm biệt với một người và biết rằng mãi mãi không gặp nữa chưa?- Xin lỗi ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái? Tại sao vậy?- "Tôi già rồi mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất", người cha nói, "thực tế, tôi biết, lần sau khi nó quay về đây có thể tôi đã mất".- Khi tạm biệt con gái, tôi đã nghe ông nói: "Ba chúc con đủ". Tôi có thể hỏi điều đó có nghĩa là gì không?”

Người cha già mỉm cười: - Đó là lời chúc "gia truyền" của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi. Nói đoạn ông dừng lại, ngước lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết và ông cười tươi hơn. - Khi tôi nói: "Ba chúc con đủ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.

Rồi ông lẩm nhẩm đọc: "Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn 'sống'. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời 'chào' để có thể vượt qua được câu nói 'tạm biệt'".

Cuối cùng ông khóc và quay lưng bước đi. Tôi nói với theo: "Thưa ông, tôi chúc ông đủ". Và các bạn của tôi, tôi cũng chúc các bạn như vậy!

.yahoo.com
Trang: 1 2 3